Báo cáo về tình hình vận tải đường bộ Việt Nam – Campuchia tại hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức. Sự kiện diễn ra vào sáng ngày 17/08/2022, với sự tham dự của Bộ giao thông công chính Campuchia, Chuyên gia của tổ chức JICA Nhật Bản, Hiệp hội doanh nghiệp logistics Campuchia & các doanh nghiệp đi theo đoàn và các doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam.
1. Tổng quan về vận tải xuyên biên giới Việt Nam – Campuchia
Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền. Biên giới này nằm ở phía đông của Campuchia và phía tây nam của Việt Nam.
Để vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới giữa hai nước, doanh nghiệp có thể lựa chọn xe tải/container cho đường bộ/cao tốc hoặc tàu thuyền qua những con sông cắt ngang hai lãnh thổ (phổ biến nhất là sông Mekong).
Ngoài tổ chức ASEAN, hai nước cũng kí kết nhiều hiệp định nhằm tạo thuận lợi cho thương mại song phương.
Khi xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam – Campuchia, doanh nghiệp cần tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như:
- Thủ tục xuất khẩu (Vietnam): Sale contract, Invoice, Packing List, Truck Way Bill, C/O form D, v.vv.
- Thủ tục nhập khẩu (Campuchia): Sale contract, Invoice, Packing list, VAT & Patent, ID card or passport of the owner on Patent, CDC/Quota, v.vv.
2. Thống kê thương mại giữa Việt Nam và Campuchia
Trong 5 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu hàng hóa từ Campuchia sang Việt Nam là 1,07 tỷ USD, tăng 3,4% so với 1,04 tỷ USD cùng kỳ năm 2021 (theo số liệu thống kê thương mại của Tổng cục Hải quan và Thuế Campuchia).
Trong khi đó, nhập khẩu từ Việt Nam sang Campuchia đạt hơn 1,71 tỷ USD, tăng khoảng 34% so với mức 1,27 tỷ USD cùng kỳ năm 2021.
Các mặt hàng Campuchia nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm: thép, máy móc, vật liệu xây dựng, rau quả, phân bón và các mặt hàng tiêu dùng. Ngược lại, hàng nông sản như gạo, hạt điều, cao su và đường là các mặt hàng chủ đạo được Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam.
Theo số liệu thống kê thương mại của Campuchia với các nước lớn 5 tháng đầu năm 2022 do Tổng cục Hải quan công bố, đến năm 2022, Việt Nam trở thành đối tác thương mại song phương lớn thứ hai của Campuchia cả về xuất khẩu và nhập khẩu.
3. Thuận lợi và khó khăn của vận tải đường bộ Việt Nam – Campuchia
3.1. Thuận lợi
Không phải tự nhiên mà đường bộ là phương thức vận tải được chọn lựa nhiều giữa Việt Nam và Campuchia. Dưới đây là những thuận lợi của phương thức này.
- Thời gian nhanh
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển
- Vận tải đường bộ có thể sắp xếp linh hoạt lịch trình và khối lượng hàng hóa
- Khả năng quản lý tốt: GPS và phần mềm quản lý đội xe giúp dễ dàng xác định vị trí và theo dõi hàng hóa
- Có khả năng giao nhận tận nơi (door-to-door) chỉ với một phương thức vận chuyển: đường bộ.
3.2. Khó khăn
Bên cạnh lợi thế, nhưng khó khăn chưa được khắc phục trong thời gian dài cũng nhưng thách thức mới đã và đang gây nên những rào cản lớn cho hoạt động vận tải cũng như xuất nhập khẩu giữa hai nước.
- Thủ tục xuất nhập khẩu ở Campuchia khá phức tạp. Phải mất rất nhiều thời gian để được sự chấp thuận của công chức hải quan, nhất là đối với một số lô hàng có C/O mẫu D, MOA, MOH hoặc các lô hàng có nhiều loại hàng hóa hay hàng tạm nhập tái xuất
- Kẹt xe ở biên giới Mộc Bài – Bavet dẫn đến trễ giờ làm thủ tục, neo xe tăng chi phí vận chuyển,…
- Cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ: ơ sở hạ tầng đường xá, thiếu địa điểm trung chuyển hàng hóa an toàn, thiếu phương thức trung chuyển hàng hóa
- Thủ tục đăng ký ID xe tải để qua cửa khẩu chậm
- Phí cơ sở hạ tầng/Phí kiểm tra quá cao, đặc biệt đối với các lô hàng quá cảnh
- Dễ ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu: sự phát triển cơ sở hạ tầng bền vững hiện đang bị thách thức bởi các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm mưa lớn, lũ lụt và bão.
4. Khuyến nghị khắc phục khó khăn của vận tải đường bộ Việt Nam – Campuchia
Với 10+ năm kinh nghiệm trong hoạt động logistics tuyến Việt Nam – Campuchia, Mekong Logistics đề xuất giải quyết một số vấn đề nhằm nâng cao tính hiệu quả của vận tải giữa hai nước.
Các chính sách, quy định, thủ tục và hướng dẫn hiện hành liên quan đến vận tải và tạo thuận lợi thương mại cần được xem xét và sửa đổi phù hợp với tính hình thực tế
Xem xét giải quyết thủ tục và vận chuyển đa dạng các cửa khẩu khác thay vì tập trung vào cửa khẩu Mộc Bài/Bavet
Cơ sở hạ tầng, đường xá cần được cải thiện, đặc biệt là tuyến đường biên giới từ Bavet đến thủ đô Phnom Penh.
Cần tăng cường nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực vận tải và tạo thuận lợi thương mại tại các cửa khẩu biên giới.
Xem xét giảm phí cơ sở hạ tầng/phí kiểm tra đối với lô hàng quá cảnh/lô hàng tạm nhập tái xuất.
Xem xét xây dựng hoặc nâng cấp địa điểm trung chuyển hàng hóa tại cửa khẩu và hỗ trợ thêm các thiết bị trung chuyển hàng hóa như xe cẩu/xe nâng dân sinh tại các cửa khẩu nhỏ.
Hy vọng thông tin tổng hợp từ Mekong Logistics sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về vận tải đường bộ Việt Nam – Campuchia.
Mekong Logistics có 10+ năm kinh nghiệm dịch vụ vận chuyển hàng hóa tuyến Việt Nam – Campuchia. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn tận tình và cụ thể nhất nhé!
MEKONG LOGISTICS | CHUYÊN GIA LOGISTICS TUYẾN VIỆT NAM – CAMPUCHIA
☎️ Call center:
– Vietnam: [+84] 1900 636 944
– Cambodia: [+855] 0236 222 999
🌎 Website: www.mekonglogistics.vn / www.mkg.com.vn
MEKONG LOGISTICS SUPPLY CHAIN COMPANY LIMITED
🏢 99 Dao Duy Anh Street, Ward 9, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam
📩 Email: info@mkg.com.vn
📱 Fanpage: www.facebook.com/MekongLogs
MEKONG LOGISTICS SUPPLY CHAIN COMPANY LIMITED (CAMBODIA)
🏢 313A, Street No.217, Sambuor Village Dangkao, Khan Dangkao, Phnom Penh, Cambodia
📩 Email: cambodia@mkg.com.vn
📱 Fanpage: www.facebook.com/MekongMultimodalLogistics